Những cơn đau do thoái hóa khớp gối làm bạn mất ăn mất ngủ, mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần. Để tăng thêm hiệu quả cho quá trình điều trị, nhiều người đã áp dụng những cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà như chườm nóng hoặc lạnh, uống thuốc, áp dụng các bài tập, giảm cân… Sau đây là hiệu quả của từng phương pháp mà người bệnh không nên bỏ qua.
NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối thường gặp
Thoái hóa khớp gối là trường hợp rất phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều người trẻ bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân. Và những yếu tố gây nguy cơ thoái hóa thường gặp nhất là:
– Tăng cân: Trọng lượng cơ thể sẽ tạo một áp lực lớn lên toàn bộ khớp gối. Khi bị thừa cân béo phì sẽ khiến đầu gối phải chịu nhiều áp lực, lâu dần khiến sụn bị mài mòn và tổn thương.
– Giới tính: Chị em phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp háng và khớp gối nhiều gấp đôi đàn ông. Nguyên nhân là bởi cấu tạo xương chậu của phụ nữ rộng hơn, và còn do tác động từ những lần sinh nở.
– Tuổi tác: Sự lão hóa ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hiện tượng ít sản xuất tế bào sụn mới và ngày càng ít tiết dịch bôi trơn khớp khi tuổi càng cao.

– Vận động: Giữ một tư thế đứng hay ngồi quá lâu, ít vận động hoặc vận động cường độ mạnh liên tục (như các vận động viên thể thao) cũng là nguyên nhân làm tổn thương sụn khớp.
– Di truyền: Một số gia đình có người nhà bị thoái hóa khớp cũng là nguy cơ di truyền cho các thành viên khác dù còn trẻ tuổi.
– Bệnh cơ xương khớp: Đối tượng bị viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
Biết được nguyên nhân gây thoái hóa sẽ có cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà phù hợp giúp gia tăng hiệu quả quá trình điều trị.
Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng ảnh hưởng đến vận động, làm đảo lộn mọi sinh hoạt của người bệnh mà thoái hóa khớp còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm như:
– Hoại tử xương, gãy xương, mất xương: Thoái hóa khớp nghiêm trọng khiến sụn mất dần, sau đó sẽ là tế bào xương và mất xương. Trong trường hợp chết tế bào xương thì bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ.
– Đầu gối biến dạng: Sụn bị mài mòn khiến cho hai xương cọ xát trực tiếp vào nhau khiến khớp sưng to, biến dạng và đau nhức.
– Tổn thương gân và dây chằng: Dây chằng quanh khớp bị tổn thương khiến khớp mất đi sự linh hoạt. Các cơ từ gối cũng sẽ yếu đi, chân dần sẽ không còn đứng vững dẫn tới bị teo cơ và thậm chí bị liệt.

– Tăng nguy cơ chấn thương: Các cơn đau khớp ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng, vận động. Vì thế người bệnh rất dễ bị té ngã, gãy xương hoặc chấn thương.
– Đau nhức, yếu chi: Các dây thần kinh xung quanh khớp gối bị chèn ép khiến gối tê rần, đau nhức dai dẳng kéo dài và dẫn tới yếu chi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tâm lý người bệnh.
– U nang: Thoái hóa khớp gối còn gây nên các u gọi là baker phía sau đầu gối, chúng sưng to, chèn ép mạch máu và làm máu kém lưu thông đến phía bàn chân.
– Gây nhiều bệnh khác: Thoái hóa khớp khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dễ kéo theo bệnh gout. Bên cạnh đó việc lười vận động làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như béo phì, máu nhiễm mỡ, tim mạch, tiểu đường…
– Bệnh tâm lý: Bên cạnh đau đớn cơ thể thì thoái hóa khớp còn khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, thường xuyên lo âu, tiêu cực dẫn tới trầm cảm, giảm năng suất công việc…
Những cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà thường áp dụng
Với sự tiến bộ từng ngày của y học hiện đại, bệnh nhân thoái hóa khớp gối có rất nhiều lựa chọn để điều trị đúng với tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, có thể kết hợp với những cách chữa thoái hóa khớp tại nhà dưới đây.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng cách kiểm soát cân nặng
Giảm bớt trọng lượng cơ thể là cách giúp giảm áp lực lên khớp gối, mắt cá chân, giảm gánh nặng cho cột sống và phần thân dưới. Ngoài ra còn giúp giảm đau và giảm các nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, mỡ máu…

Để giảm cân hiệu quả và lâu dài, bạn cần có chế độ ăn đặc biệt và lành mạnh. Hạn chế việc để cơ thể hấp thu chất béo xấu, đường, tinh bột. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, Canxi, vitamin D, omega-3, protein… Kết hợp với luyện tập thể dục để đốt cháy calo giúp giảm cân dễ dàng hơn.
Chữa thoái hóa khớp gối tại nhà bằng cách chườm nóng/lạnh
Đối với cơn đau do viêm khớp đang sưng, bạn có thể dùng túi chườm lạnh chườm lên đầu gối để giảm sưng và giảm đau tức thời. Sau đó khi hết sưng hãy chườm nóng hoặc ngâm mình trong nước ấm để máu dễ lưu thông, giảm cảm giác cứng khớp.
Lưu ý, phương pháp chườm này cần thực hiện không quá 20 phút. Có thể lót thêm miếng khăn mềm giữa đầu gối và túi chườm để tránh bị bỏng nhiệt.

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài tập thể dục
Duy trì các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, bơi lội, đi bộ… có thể giúp tăng sản sinh chất nhờn dịch khớp, tăng cường sức bền cơ bắp và giảm các triệu chứng viêm khớp.
Cần chú ý là các bệnh nhân thoái hóa khớp thường khó vận động, vì vậy hãy tập luyện từ cường độ nhẹ nhất sau đó mới tăng dần. Chọn các bài tập vừa sức, tránh những tư thế phải quỳ, gập gối hay những môn vận động mạnh, gây áp lực nhiều lên khớp gối.

Chữa thoái hóa khớp gối với dụng cụ và massage
Các dụng cụ hỗ trợ bảo vệ đầu gối thường được dùng là băng nẹp đầu gối, nạng tay, giày dép chỉnh hình… Tác dụng chủ yếu là ổn định vùng đầu gối, hạn chế các cử động gối, giảm đau và phục hồi chức năng.
Vật lý trị liệu và các bài massage cũng có thể được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Xoa bóp những vùng xung quanh khớp để thư giãn cơ bắp, tăng cường máu đến khu vực đầu gối. Tuy nhiên hiệu quả của massage cũng chỉ mang tính tạm thời và cần đảm bảo đúng kỹ thuật.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc
Tất nhiên không thể thiếu được đó là các loại thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị, thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da… Các loại thuốc giảm đau có thể được kê toa hoặc không kê toa. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng thuốc đường uống hay dạng bôi thì đều cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những trường hợp rủi ro.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng lựa chọn phương pháp châm cứu để chữa thoái hóa khớp gối tại nhà. Đây là cách làm cổ truyền, tác động vào các huyệt đạo để giúp giảm đau, lưu thông kinh mạch. Tất nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn và không phải ai cũng phù hợp với cách làm này.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả không dùng thuốc
Cùng với sự tiến bộ không ngừng của nền y học hiện đại, ngày nay việc điều trị thoái hóa khớp gối đã có những khởi sắc đáng khen ngợi. Đặc biệt là ứng dụng liệu pháp tế bào vạn năng Bio Nano Cell để tái tạo sụn khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế bệnh tái phát. Đây đang là phương pháp duy nhất hiện nay KHÔNG THUỐC, KHÔNG PHẪU THUẬT, KHÔNG NGHỈ DƯỠNG.
Hiện nay, Viện y học tái tạo quốc tế AMIO STEMCELL đang có gói điều trị thoái hóa khớp gối với liệu pháp BIO NANO CELL, được nghiên cứu và phát triển bởi đơn vị HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI về giải pháp chăm sóc sức khỏe bằng tế bào hiện nay.

Để biết thêm các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà cũng như đặt lịch tư vấn thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin:
AMIO StemCell – Viện Y học Tái tạo Quốc tế
Hotline: 1900 5656 00
Địa chỉ: 256 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Bài viết liên quan
Điểm mặt các loại thuốc trị khô khớp gối được nhiều người tin dùng
Khô khớp gối không chỉ gây nên những cơn đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động mà nếu không kịp thời chữa trị còn dẫn đến nhiều biến chứng teo cơ, mất sụn. Vậy khô khớp gối...
Th11
Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không?
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là trường hợp mà rất nhiều người gặp phải, gây cản trở việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, trường hợp đau khớp gối kéo dài còn là...
Th11
Chia sẻ 5 bài tập thể dục cho người bị đau khớp gối đơn giản tại nhà
Nhiều người cho rằng khi bị đau khớp gối thì không nên tập thể dục hay bất cứ hoạt động vận động nào. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia thì ngược lại, một số bài tập thể dục...
Th10