slider danh mục

Loãng Xương – Bệnh Lý Nguy Hiểm Ở Người Cao Tuổi

Hiện nay, tỷ lệ bệnh loãng xương trong cộng đồng rất cao, đặt biệt là ở người cao tuổi. Tình trạng loãng xương có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, khiến xương dễ bị tổn thương, nứt gãy và rất khó phục hồi.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng xương liên tục bị mỏng và yếu đi. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương bị xốp, giòn, dễ bị tổn thương hoặc gãy dù chỉ với một vài tác động nhỏ từ bên ngoài. 

bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị suy giảm

2. Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương 

Tỷ lệ mắc loãng xương ở Việt Nam rất cao, cứ 10 người thì có 4 người mắc phải bệnh lý này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương, một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến loãng xương. Càng lớn tuổi, khả năng chuyển hóa canxi và sản sinh các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương càng suy yếu, khiến cho mật độ xương bị suy giảm nghiêm trọng, từ đó gây nên tình trạng loãng xương. 

bệnh loãng xương
Người lớn tuổi rất dễ bị loãng xương

Thiếu hụt hormone

Hormone estrogen có tác dụng bảo vệ xương. Do đó, những người có nồng độ estrogen thấp như phụ nữ tuổi mãn kinh, kinh nguyệt không đều, nam giới có lượng hormone sinh dục thấp,…sẽ dễ bị loãng xương hơn. 

Chế độ dinh dưỡng

Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi và một số chất khác như vitamin D,  vitamin B6, vitamin K magie, photpho,.. thì có thể dẫn đến bệnh loãng xương. 

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều bia rượu, cafe hoặc những chất kích thích khác cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. 

bệnh loãng xương
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xương khớp

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và mật độ xương nếu sử dụng trong thời gian dài. Ví dụ như thuốc giảm axit dịch dạ dày có aluminum, hormon tuyến giáp, corticosteroid, heparin,….

3. Biểu hiện của bệnh loãng xương

Biểu hiện của bệnh loãng xương thường không rõ ràng. Nhiều người thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi xương trở nên yếu và gãy sau 1 vài chấn thương nhỏ. Một vài triệu chứng thường gặp ở người bị loãng xương có thể kể đến như: 

– Giảm mật độ xương: Người bệnh có thể gặp phải các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, gù lưng hoặc thay đổi dáng đi,…Ngoài ra, xương cột sống có thể bị xẹp và gãy lún

– Đau nhức đầu xương: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị loãng xương. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau mỏi dọc các xương dài, thậm chí toàn thân đau như bị kim chích. 

– Đau các vùng xương chịu lực cơ thể: Bao gồm xương cột sống, xương thắt lưng, xương chậu, xương hông, xương đầu gối. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, thần kinh đùi và thần kinh tọa. Các cơn đau tái phát nhiều lần và trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Do đó, bệnh nhân không thể thực hiện các tư thế cúi gập và xoay người. 

– Một vài dấu hiệu khác: Ngoài ra, tình trạng loãng xương ở người cao tuổi có thể kèm theo những bệnh lý khác như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp,….

bệnh loãng xương
Hình ảnh: Mật độ xương bị suy giảm

4. Biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị loãng xương

Loãng xương nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề

– Rạn nứt, gãy xương: Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương. 

– Biến dạng xương: Gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao,…

– Một vài biến chứng khác: Ngoài ra, tình trạng loãng xương ở người cao tuổi có thể kèm theo những biến chứng khác như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp,….

5. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa loãng xương ngay từ hôm nay bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. 

Tập thể dục

Các bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp cải thiện mật độ xương và hạn chế nguy cơ bị loãng xương. Chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, yoga, quần vợt,… là những bộ môn giúp nâng cao chất lượng xương khớp hiệu quả. 

Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và tình hình xương khớp hiện tại để tránh bị chấn thương. Đặc biệt là đối với người ít vận động, người cao tuổi (trên 75 tuổi) hoặc người đang có bệnh lý nền. 

bệnh loãng xương
Chế độ tập luyện phù hợp giúp cải thiện tình trạng xương khớp

Chế độ ăn giàu vitamin D và Canxi 

Càng lớn tuổi, cơ thể càng dễ bị thiếu hụt canxi. Khi đó, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng canxi bị mất đi, dẫn tới tình trạng loãng xương. Do đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết.

Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản  phẩm từ sữa ít béo, nước trái cây, ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ, cá mòi, cá hồi, các loại rau có màu xanh đậm,….

Ngoài ra, vitamin D sẽ giúp quá trình hấp thu canxi trở nên hiệu quả hơn. Vì thế, đừng quên phơi nắng mỗi ngày và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá thu, cá ngừ, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nước cam, sữa,…

Không sử dụng chất kích thích 

Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, soda,… có thể làm rối loạn hormone Estrogen trong cơ thể, gây cản trở quá trình tổng hợp và hấp thụ canxi, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. 

Kiểm tra mật độ xương định kỳ

Việc kiểm tra mật độ xương sẽ giúp xác định tình trạng xương khớp hiện tại của cơ thể và phát hiện loãng xương sớm (nếu có). Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp luyện tập, chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị phù hợp nhất dành cho mình. 

bệnh loãng xương
Nên kiểm tra mật độ xương định kỳ

Hy vọng những thông tin trên bổ ích với quý độc giả, nếu có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc liên quan đến vấn đề xương khớp, hãy liên hệ ngay với AMIO StemCell để được giải đáp nhé. 


AMIO StemCell – Viện Y Học Tái Tạo Quốc Tế

☎ Hotline: 1900 5656 00

🏢256 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

🌐Website: https://amiostemcell.vn/

4.3/5 - (3 bình chọn)
👍👍 Chia sẻ